Quảng cáo

Những trường hợp "bùa" bảo hiểm hết "phép"

Anh Mỹ Anh Mỹ
Thứ hai, 06/02/2017 12:36 PM (GMT+7)
A A+

Thể Thao 247 - Bảo hiểm cho các phương tiện cơ giới, đặc biệt là xe ô tô ngày càng phổ biến và có thể nói rằng bảo hiểm đã trở thành "bùa hộ mệnh" cho các bác tài, nhưng hãy lưu ý đến những trường hợp "bùa mất phép".

Điều 13 Nghị định 103/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.

2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.


Thực tế, các công ty bảo hiểm có thể đưa ra thêm các quy định hoặc ưu đãi khác nhưng không thể vượt quá 7 trường hợp này. Trong trường hợp các công ty bảo hiểm đưa cả các trường hợp trong 7 trường hợp trên vào diện "đền bù" thì các bạn hãy lưu ý rằng đó là một "vi phạm" vì vậy khi xảy ra tranh chấp bạn sẽ không được pháp luật "che trở" thậm chí sẽ bị phạt ngược do thực hiện ký kết hợp đồng với các điều khoản không theo pháp luật.

Vì vậy khi bạn ký kết hợp đồng với các công ty bảo hiểm hãy dành thời gian đọc thật kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký và đừng chỉ nghe mỗi nhân viên tư vấn mặc dù nhân viên tư vấn là người sẽ giúp bạn hiểu hơn những quyền lợi của bạn.

bảo hiểm ô tô kinh nghiệm mua bảo hiểm ô tô bảo hiểm không bồi thường lưu ý khi mua bảo hiểm ô tô bảo hiểm xe
Xem thêm