Thể Thao 247 - Những mẹo nho nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn cho bạn và người thân khi di chuyển trong những ngày lễ tết dương lịch.
Đằng sau vô lăng, bạn ung dung lái xe trong tâm trạng đầy hứng khởi. Nhưng ở những thành phố đông đúc ngày nay, giao thông có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Giao thông đông đúc kèm với sự xao nhãng có thể khiến những phương tiện và người đi bộ có thể có những hành vi khó đoán (hay thậm chí là gây nguy hiểm). Lái xe ô tô an toàn hơn so với xe đạp, xe máy nhưng sự an toàn đó chỉ có được khi bạn tập trung lái xe.
Khảo sát gần đây của Ford cho thấy một con số đáng báo động về việc các tài xế trẻ hiện nay thừa nhận có những hành vi gây nguy hiểm khi lái xe, như vượt quá tốc độ cho phép hay thậm chí là xem TV trên ô tô. Mặc dù một mình bạn không thể đảm bảo 100% an toàn, nhưng tự trang bị các mẹo lái xe thực tiễn và luôn tuân thủ các quy tắc an toàn có thể giúp bảo vệ bạn trên mọi cung đường, bất kể hành trình dài hay ngắn.
1. Thắt chặt dây an toàn!
Thắt dây an toàn luôn là quy tắc số 1. Tuy đây được xem một lời khuyên cơ bản, nhưng nhiều người vẫn luôn thờ ơ với việc này, đặc biệt là khi ngồi ở hàng ghế sau.
Những lý do đằng sau việc không thắt dây an toàn có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên. Một lời giải thích phổ biến nhất cho việc này là do họ không muốn quần áo bị nhăn. Chúng ta hãy cùng cân nhắc những chi phí cơ hội ở đây. Không đeo dây an toàn sẽ dẫn tới khả năng chấn thương trong trường hợp xảy ra tai nạn, và khi đó, rõ ràng áo của bạn cũng sẽ chẳng còn phẳng phiu nữa. Ngược lại, hãy đeo dây an toàn và giảm một nửa nguy cơ chấn thương khi xảy ra tai nạn – đồng thời giảm nguy cơ tử vong tới 45%. Dây an toàn không hề thiếu thẩm mỹ, và bộ trang phục nhăn nheo của bạn sẽ trở nên gọn gàng hơn khi đeo dây an toàn. Vậy bài học rút ra là gì? Hãy thắt chặt dây an toàn của bạn.
2. Hiểu chiếc xe của bạn.
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng mỗi chiếc xe đều có sự khác biệt, vì vậy hãy trang bị đủ kiến thức về chiếc xe bạn điều khiển để ngăn chặn mọi xao nhãng trên hành trình. Tìm hiểu cách sử dụng đèn pha, cần gạt nước trên kính chắn gió, điều khiển nhiệt độ trước khi trời trở tối, hay cơn mưa bất ngờ ập đến, và nhất là trước khi bạn phải loay hoay bật điều hòa khi đang nhìn đường. Bản hướng dẫn này có thể giúp giải mã các ký hiệu trên cụm bảng công cụ điều khiển của chiếc xe.
Nhiều mẫu xe hiện nay như Ford Focus được trang bị các công nghệ hỗ trợ lái xe, giúp bảo đảm an toàn của bạn trên những tuyến đường đông đúc. Vì vậy, hãy làm quen với những tính năng này trước khi bạn bắt đầu chuyến hành trình.
3. Không xao nhãng
Danh sách các nguyên nhân gây xao nhãng là vô tận: các thông báo trên điện thoại, mạng xã hội, trẻ em quậy phá, ăn trên xe, trang điểm, thiếu ngủ, tiếng nhạc ồn ào... Tuy nhiên, hãy nhớ rằng số lượng tai nạn và thương vong liên quan đến tới xao nhãng đang có xu hướng tăng.
Theo khảo sát năm 2017 của Ford về tình trạng lái xe xao nhãng, 54% người lái xe ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thừa nhận bản thân luôn cố gắng không sử dụng điện thoại trong khi lái xe – nhưng họ vẫn thất bại. Hãy giải quyết những công việc còn dang dở trước khi cầm tay vào vô lăng – mạng sống của bạn và những người xung quanh quan trọng hơn việc trả lời những dòng tin nhắn đó.
4. Lái xe một cách cẩn trọng.
Việc phải di chuyển chậm chạp trong làn xe tắc cứng có thể gây khó chịu cho bất cứ tài xế nào, kể cả những người người lái xe có kinh nghiệm nhất. Dưới đây là những chiến thuật giúp bạn lái xe một cách cẩn trọng hơn.
Hãy luôn quan sát xung quanh, đặc biệt là khi lùi xe ra khỏi điểm đỗ, chuyển làn đường hoặc rẽ. Sử dụng hệ thống hỗ trợ đỗ xe và các công nghệ hỗ trợ người lái khác như Hệ thống Cảnh báo Điểm mù của Ford (BLIS) cùng với Hệ thống Cảnh báo Phương tiện Cắt ngang sẽ cho bạn biết liệu các phương tiện khác có đang ở trong điểm mù của bạn. Là một phần của Công nghệ hỗ trợ lái xe Ford Co-Pilot360TM, BLIS được thiết kế để giúp phát hiện và cảnh báo cho người lái xe nếu có phương tiện vào trong khu vực điểm mù ở cả hai bên thân xe. Khi lùi xe ra khỏi điểm đỗ, các cảm biến này được sử dụng để phát hiện các phương tiện đang tiếp cận từ phía bên.
Các kỹ thuật lái xe “phòng thủ chủ động” khác bao gồm:
- Sử dụng đèn thông báo rẽ (xi nhan).
- Điều khiển vô lăng bằng cả 2 tay.
- Coi chừng động vật! Những động vật cỡ nhỏ có thể đột ngột lao ra đường, thậm chí là cả những loài lớn hơn cũng có thể bất ngờ làm tê liệt hệ thống giao thông.
- Tránh xa những “hung thần xa lộ”, và hãy nhớ rằng, đây không phải là một cuộc đua! Vạch đích duy nhất là về tới nhà an toàn, vì vậy hãy tuân thủ những quy định giới hạn về tốc độ khi tham gia giao thông.
5. Theo dõi tình hình thời tiết
Mỗi khi thời tiết thay đổi, tình trạng giao thông trên các con đường bạn đi cũng vậy. Luyện tập lái xe trong điều kiện thời tiết xấu tại một địa điểm an toàn và tách biệt để xem độ bám đường, phanh và tay lái của bạn linh hoạt như thế nào ở các mức tốc độ khác nhau - nếu có thể, hãy tham gia cùng một tài xế có kinh nghiệm. Việc tập luyện sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh trong những tình huống khắc nghiệt trên mọi hành trình, dù là đi học, đi làm hay trong một chuyến du ngoạn.
Những cơn mưa bão và gió mùa có thể khiến các con đường bị ngập lụt với rất nhiều vật trôi nổi trên đường. Gió mạnh sẽ cản trở bạn lái xe đúng phần đường, thậm chí những cơn giông đột ngột có thể khiến những chiếc xe tải cao văng ra khỏi làn. Dù tốt nhất là nên tránh lái xe vào những con đường ngập lụt, nhưng bạn vẫn nên trang bị một vài kĩ thuật để dễ dàng vượt qua mùa mưa:
- Thay thế cần gạt nước đã cũ trước mùa mưa và kiểm tra lốp xe để chắc chắn rằng chúng được bơm đủ căng.
- Bật đèn chiếu sáng khi ánh sáng bên ngoài yếu.
- Đánh vô lăng chậm lại. Điều khiển xe ở tốc độ cao có thể khiến xe của bạn bị trượt/mất lực kéo, hoặc leo lên trên vỉa hè trơn cũng có thể khiến bạn mất kiểm soát.