Những màn “đấu súng” penalty luôn đem lại sự phấn khích và hồi hộp cho khán giả. Nhưng đối với các cầu thủ, đó là một trò chơi hại não và áp lực bậc nhất đối với họ.
VIDEO: Những chấm phạt đền 11m định mệnh
Đầu tiên phải nói tới chính là áp lực từ sự kỳ vọng của người hâm mộ. Khi trận đấu phải quyết định bằng loạt penalty cân não, cổ động viên không ngừng hô vang tên đội bóng nước nhà, dõi theo từng cử động của các cầu thủ. Vì vậy, làm sao mà nguời thực hiện sút phạt lại không cảm thấy lo lắng, căng thẳng ?
Bên cạnh đó, khi bước lên thực hiện cú sút, cầu thủ thực hiện còn phải chịu áp lực vô hình tới từ ban huấn luyện, các đồng đội, những người đã tin tưởng giao cho trọng trách quan trọng này.
Dù có tập luyện đá phạt hàng nghìn lần nhưng nếu không tôi luyện bản lĩnh, sự dứt khoát và độ chính xác trong những cú sút, thì việc các cầu thủ thực hiện hỏng cũng là điều dễ xảy ra.
Các chuyên gia khoa học sau khi nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vấn đề lớn nhất mà các cầu thủ phải đối mặt chính là sự lo âu và mất tập trung khi phải quan sát và phán đoán hướng bắt của thủ thành đối phương.
Chỉ trong một vài giây ngắn ngủi, cầu thủ thực hiện phải đưa ra quyết định dứt khoát trước những áp lực tới từ nhiều phía, đấy là còn chưa nói tới việc nhiều thủ môn còn có những chiêu trò nhằm đánh lạc hướng hoặc bắt bài cầu thủ nào có tâm lý yếu.
Greg Wood, chuyên gia tâm lý thể thao tại Đại học Exeter (Anh), cho biết: "Việc đặt quá nhiều sự để tâm vào thủ thàn đối phương có thể làm tăng khả năng bóng đi vào người thủ môn. Nắm bắt được yếu điểm đó, các thủ thành có thể đưa ra các động tác đánh lạc hướng để cầu thủ thực hiện cú sút luân lưu mắc bẫy".
Penalty không phải chỉ là trò may rủi mà nó còn phụ thuộc vào tinh thần của cầu thủ thực hiện có tốt hay không. Chỉ riêng báo cáo từ Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp thế giới (FIFPro) thì trên thế giới có tới 25% cầu thủ dính trầm cảm vì không chịu nổi áp lực sân cỏ,tức cứ 4 người sinh hoạt trong FIFPro thì có 1 người bị mắc chứng bệnh này.
Vậy thì khi đứng trước một cú đá có ảnh hưởng lớn tới kết quả, danh dự, lịch sử của đội bóng hoặc quốc gia mình, các cầu thủ còn phải chịu áp lực kinh khủng tới cỡ nào? Ngay cả những ngôi sao hàng đầu của bóng đá thế giới như Cristiano Ronaldo, Lionel Messi cũng không tránh khỏi việc đá hỏng penalty trong những trận cầu lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, cách để cầu thủ gạt bỏ áp lực tâm lý khi đá phạt 11m chính là loại bỏ những tiếng la hét, cổ vũ từ cổ động viên cùng những hy vọng của đồng đội, huấn luyện viên ra khỏi đầu. Sau đó, tưởng tượng thủ môn đối phương không tồn tại, chỉ có mình, trái bóng và khung thành bỏ trống. Cuối cùng, xác định hướng sút mà ban đầu mình đã đặt ra.
Thế nhưng tất nhiên, thực tế vẫn luôn khác xa so với những gì bản thân chúng ta dự định. Và sự thật là dù có chuẩn bị tốt tới đâu, các cầu thủ khi bước lên chấm penalty cũng vẫn phải đối mặt với một áp lực cực lớn mà người ngoài không cảm nhận được.
>> Lý do World Cup, Euro Cup, Copa America tổ chức 4 năm 1 lần
>> Đội bóng giữ sạch lưới, không thua trận nào vẫn bị loại khỏi Copa America