Đến một số nơi như thành phố xe đạp - thủ đô Amsterdam (Hà Lan), nhiều người còn lầm tưởng nơi đây có nhiều VĐV đua xe đạp đến thế nếu không nhìn kĩ trang phục họ đang mặc.
Nội dung chính
Thực ra, xe đạp là phương tiện chính tại nơi này.
Hà Lan là một trong ít nơi trên thế giới dùng tiền mặt để thu hút người dân sử dụng xe đạp thay vì các phương tiện khác.
Sau đó, chính sách này dường như lan sang cả các nước trong khu vực như Pháp và Ý.
1. Chính sách trả tiền cho người đi xe đạp tại Hà Lan
Hà Lan từng có một tuyên bố rằng họ sẽ trở thành 'quốc gia đi xe đạp hàng đầu thế giới'.
Khi Hoa Kỳ chỉ có 1% chuyến đi bằng xe đạp, Hà Lan có đến hơn 25%. Đây cũng là một tỷ lệ cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Bộ cơ sở hạ tầng của Hà Lan đã thúc đẩy một chương trình lợi ích mà cho phép người đi làm có thể yêu cầu được trả 0.22 đô la/ 1 km (khoảng 5000 VNĐ/ 1 km) từ doanh nghiệp của họ.
Họ vẫn rất tích cực quảng báo lợi ích này trên toàn quốc. Nỗ lực mở rộng chương trình này cũng là để thúc đẩy lời công bố vào năm ngoái.
Chính phủ Hà Lan cũng cam kết dùng 390 triệu đô la để mở rộng cơ sở hạ tầng cho phương tiện xe đạp.
2. Lợi ích của đạp xe và sự lan tỏa ở Châu Âu
Theo 1 nghiên cứu năm 2010 của NASA, phương tiện giao thông đường bộ là nguồn đóng góp lớn nhất thế giới về ô nhiễm biến đổi khí hậu.
Chính phủ EU đã đồng ý cắt giảm lượng khí thải CO2 từ ô tô vào năm 2030. Việc đi xe đạp được cho là giúp giảm lượng khí thải và khói bụi, tắc nghẽn giao thông cùng với cải thiện sức khỏe.
Không chỉ Hà Lan, ngay đầu 2019, thành phố Bari của Ý cũng tuyên bố cấp cho người đi xe đạp 0.23 đô la/ 1 km đạp xe. Bari cũng cung cấp 170 đô la cho việc mua một chiếc xe đạp mới hay 282 đô cho chiếc xe đạp điện.
Như vậy, đi xe đạp không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe mà còn giúp bạn kiếm tiền.
Ở Pháp, người đi xe đạp có thể yêu cầu được trả 0.28 đô/ 1 km từ ông chủ trong 6 tháng thử nghiệm.
Có một hoài nghi là những khoản tiền được trả nhỏ như thế này liệu có đủ để thu hút người dân bỏ việc đi xe ô tô và xe máy hay không. Một thử nghiệm cho thấy, hầu hết những người chuyển sang đi xe đạp đã từng sử dụng phương tiện giao thông công cộng trước đây.
Ngoài các nơi trên, còn có thủ đô Copenhagen của Đan Mạch - một thiên đường đạp xe, nơi có số lượng xe đạp nhiều gấp 5 lần so với ô tô.
Thực tế, thói quen đi lại rất khó thay đổi. Nếu muốn người dân đi xe đạp, phải có những ưu đãi phù hợp. Bài học từ Châu Âu rất rõ ràng: Tiền là một loại động lực, nhưng không phải duy nhất. Phải làm cho việc đi xe đạp dễ dàng hơn và đủ thú vị (nhờ cơ sở hạ tầng).