ATP là khái niệm ít được nhắc đến, vì thế đang có rất nhiều người chưa có kiến thức về nó. Vậy ATP là gì? Có vai trò thế nào đối với người tập Gym? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Năng lượng ATP là gì?
1. Khái niệm
Năng lượng ATP hay còn gọi là Adenosine triphosphate là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng.
ATP là nguồn năng lượng vô cùng cần thiết để cơ bắp cũng như tế bào hoạt động bình thường. Hợp chất giàu năng lượng chuyển hóa sinh học này sẽ giúp cơ thể phục hồi, sử dụng năng lượng hiệu quả.
Khi một tế bào cần năng lượng, nó phá vỡ ATP để tạo thành adenosine diphosphate (ADP), một phân tử photphat tự do, và giải phóng 12kcal năng lượng phục vụ cho mục đích vận động, tập luyện.
Để cơ thể giữ cơ lâu dài thì nguồn ATP phải luôn được phục hồi đầy đủ. Năng lượng dùng để phục hồi ATP được phân giải từ các thành phần tinh bột, đạm ,chất béo.
2. Các con đường tổng hợp ATP
2.1. Hệ photphagen
Lượng ATP tiêu hao trong cơ có thể tái tổng hợp nhờ vào creatine chứa trong cơ (creatine photphat) vì thế hệ năng lượng này còn có 1 tên gọi khác là ATP-CP.
Điểm nổi bật nhất của hệ này đó là công suất lớn nhất, gấp 3 lần so với hệ lactic, gấp 4 lần hệ oxy. Hệ thống này còn có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của cơ bắp, tuy nhiên chỉ trong vòng 8 – 10 giây.
2.2. Hệ Lactic (yếm khí)
Khi tập luyện, năng lượng trong cơ thể tiêu hao nhiều, lúc này cơ thể sẽ tái tổng hợp ATP bằng cách phân giải yếm khí đường glucose. Từ đây, phản ứng sẽ sinh ra axit lactic gây mệt mỏi cho cơ.
Vì vậy, hệ năng lượng này có tên gọi là hệ Lactic. Trong hệ này, có khoảng 12 phản ứng hóa học diễn ra để tạo ATP kéo dài từ 20 giây đến hơn 1 phút.
Trong hoạt động của hệ lactic, lượng glycogen trong cơ và trong gan không bao giờ được sử dụng đến mức cạn kiệt.
Năng lượng hệ lactic hạn chế không phải do trữ lượng glycogen ít mà là do axit lactic sinh ra đã ức chế các men phân giải glycogen.
2.3. Hệ năng lượng oxy (hiếu khí)
Trong các hoạt động cơ bắp có công suất không lớn kéo dài và được cung cấp oxy đầy đủ, tức là trong hoạt động ưa khí, cơ thể sử dụng phản ứng oxy hóa các chất dinh dưỡng như: đường, protein và chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hệ năng lượng này được gọi là hệ oxy hóa.
Hệ này sẽ dùng 2 chất chính cho hoạt động co cơ đó là chất béo và đường. Trong trường hợp nếu cơ bị đói, protein khi đó cũng có thể chia thành từng axit amin, được dùng nhằm tạo ra được ATP cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Hệ năng lượng oxy sẽ dùng tinh bột nhằm để phân giải trước, tiếp đến chất béo, cuối cùng sẽ là protein nếu cần thiết. Chất béo và đường khi phân giải sẽ có công suất, dung lượng năng lượng cũng sẽ khác nhau.
Dung lượng của hệ này sẽ phụ thuộc vào trữ lượng glycogen ở cơ và gan và khả năng tái tạo glucose từ các chất khác của gan với dung lượng lớn.
Quá trình phân giải ưa khí chất béo sẽ làm sản sinh ra nhiều năng lượng hơn so với việc oxy hóa đường. Vì mỡ trong cơ thể có trữ lượng khá lớn nên sẽ đủ năng lượng giúp cơ thể hoạt động trong hàng chục ngày liên tục.
Vai trò của ATP đối với người tập Gym
Chuyển hóa năng lượng là điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với những Gymer. Bởi lẽ, nếu không có chuyển hóa năng lượng, các cơ bắp sẽ không có lực, không thể săn chắc.
Cùng với đó, các tế bào cũng không có sức để chịu đựng với cường độ luyện tập cao, khắt khe. Trong khi đó, ATP chính là nhân tố chủ chốt giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng được diễn ra bình thường.
Nạp đủ lượng ATP thường xuyên tác động rất tốt đến sức khỏe của người tập gym nói riêng cũng như người bình thường nói chung.
Với những người tập gym với cường độ nặng, năng lượng ATP giúp cơ bắp không bị thiếu hụt năng lượng và còn hỗ trợ trong việc phát triển cơ bắp tối đa.
Cách bổ sung ATP cho cơ thể nhanh nhất
Có 5 cách để bổ sung ATP cho cơ thể:
1. Creatine Monohydrate: Creatine Có thể giúp cơ bắp giảm mệt mỏi vì nó làm tăng khả năng chuyển hóa hoặc tái tạo ATP hoặc adenosine triphosphate của cơ bắp. Uống 5 đến 10 gam mỗi ngày trước hoặc sau khi tập luyện để giúp ngăn ngừa mỏi cơ.
2. Beta-Alanine: Là nhân tố giúp cơ đỡ mỏi và ức chế quá trình tạo axit lactic, từ đó giúp cho hoạt động của các nhóm cơ linh hoạt hơn. Để bổ sung ATP bạn nên uống 1,5 đến 3 gam một lần trước khi tập thể dục và một lần nữa vào bữa ăn sau đó trong ngày.
3. BCAAs: BCAA được xem như là các axit amin chuỗi nhánh cho phép chúng truyền trực tiếp vào máu và đến các cơ mà không cần qua gan giúp cung cấp sức bền cho các nhóm cơ bằng cách cung cấp năng lượng một cách trực tiếp cho chúng. Uống 5 gam BCAAs trước, trong và sau buổi tập của bạn.
4. L-Arginine: Giúp cho các mạch máu được mở rộng từ đó giúp cho máu lưu thông đến cơ nhiều hơn nhằm cung cấp dưỡng chất, oxy giúp cơ không bị mỏi mệt. Uống 3 gam arginine 30-60 phút trước khi tập luyện và tối đa hai lần mỗi ngày.
5. Taurine: Sẽ giúp tế bào điều chỉnh khả năng, cường độ co bóp giúp gia tăng thời gian luyện tập lên đến 50%. Bạn nên uống từ 1 đến 3 gam trước khi tập luyện.
Bài viết trên là những chia sẻ về năng lượng ATP. Hy vọng qua những giải đáp về ATP là gì cũng như vai trò của ATP đối với các nhóm cơ, người tập gym, bạn có thể hình dụng rõ sự quan trọng của chúng.