Quảng cáo

Nhiều ông lớn ô tô bắt tay chống lại quy định an toàn mới, cho rằng ‘quá đắt đỏ và phi thực tế’

Quốc Bình Quốc Bình
Thứ năm, 27/06/2024 08:58 AM (GMT+7)
A A+

BMW, Ford, Ferrari, Kia, và nhiều hãng xe khác cho rằng các quy định mới tại Mỹ về hệ thống phanh khẩn cấp tự động là quá tốn kém.

Công nghệ an toàn cho người lái đang phát triển mạnh mẽ và góp phần cứu sống nhiều mạng người mỗi ngày. Tuy nhiên, một số công nghệ đó cũng tạo ra những vấn đề không mong muốn. 

Theo trang Carsoops, hiện tại, các cơ quan quản lý tại Mỹ muốn các nhà sản xuất ô tô kích hoạt phanh khẩn cấp tự động (AEB) ở tốc độ lên tới 62 dặm/giờ (100 km/h), và các hãng như Stellantis, Mercedes và Honda không hài lòng với điều này.

hero-52-1024x575_result

Hiệp hội Đổi mới Ô tô (AAI) là một tổ chức vận động hành lang có từ những năm 1960, bao gồm Stellantis, Honda, Hyundai, Kia, BMW, Mercedes, GM, Ford, Ferrari, Isuzu, Mazda, Toyota, Nissan, Mitsubishi, McLaren, Jaguar Land Rover, Volkswagen, Volvo và nhiều hãng khác.

Theo tờ The Wall Street Journal, AAI đã nộp đơn kiến nghị chống lại một số phần trong quy định mới về AEB của NHTSA. Vào năm 2016, một số nhà sản xuất ô tô đã tự nguyện đồng ý thêm AEB vào phần lớn các mẫu xe của họ, trong bối cảnh IIHS muốn làm cho giao thức kiểm tra AEB của mình nghiêm ngặt hơn.

FSFCWukk6f2a589gihch42cpes79hia_result
Quy định mới của Mỹ về hệ thống phanh khẩn cấp tự động bị đánh giá là kém hiệu quả.

Quy định mới nhất yêu cầu hệ thống AEB phải có khả năng tự động áp dụng phanh ở tốc độ lên tới 90 dặm/giờ (144 km/h) và hoạt động hiệu quả để tránh va chạm với một phương tiện khác ở tốc độ lên tới 62 dặm/giờ (100 km/h). 

"Các tiêu chuẩn an toàn xe mới mà chúng tôi đã hoàn thiện sẽ cứu sống hàng trăm người và ngăn chặn hàng chục nghìn thương tích mỗi năm," Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg nói trong một tuyên bố vào thời điểm quy định được thông qua.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô tin rằng những quy định mới này đơn giản là quá đắt đỏ và không đủ hiệu quả, đồng thời cho biết họ sẽ phải chuyển mức chi phí bổ sung này cho người tiêu dùng. 

aeb

“Đúng, quy định này sẽ làm cho xe trở nên đắt đỏ hơn, nhưng vấn đề thực sự không phải là chi phí - mà là tỷ lệ giữa hiệu quả và chi phí... Nó sẽ yêu cầu các hệ thống trở nên tốn kém hơn mà không cải thiện an toàn cho người lái hoặc người đi bộ,” John Bozzella, chủ tịch của Liên minh Đổi mới Ô tô cho biết.

Thực tế, dữ liệu cho thấy vấn đề này rất phức tạp. Một số công cụ hỗ trợ lái xe hiện đại đã bộc lộ những lỗi thiết kế nghiêm trọng, đôi khi đặt người lái vào các tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng AEB và các công nghệ khác đã cứu sống nhiều người.

Xem thêm