Quảng cáo

Ronaldo nổi nóng đòi 2 quả 11m cho Bồ Đào Nha ở trận thua Slovenia

Nguyễn Khắc Việt Nguyễn Khắc Việt
Thứ tư, 27/03/2024 08:48 AM (GMT+7)

Siêu sao Cristiano Ronaldo phản ứng quyết liệt, đầy cảm xúc với tổ trọng tài sau thất bại 0-2 của Bồ Đào Nha trước Slovenia ở trận giao hữu diễn ra vào rạng sáng nay, 27/3.

Nội dung chính

Trên đường tiến vào đường hầm của sân Stozice (Ljubljana, Slovenia), Ronaldo cứ như thế nổi điên, “hắn” vừa đi vừa chửi. Đương nhiên, đích nhắm tới của Ronaldo là mắng cả tổ trọng tài làm nhiệm vụ ở trận Slovenia vs Bồ Đào Nha: “Đồ quái quỷ, phải là hai quả phạt đền đấy”.

Phút 80 của trận đấu, Diogo Dalot chuyền bóng chính xác cho Ronaldo trên đà lao  vào vòng 16m50 của Slovenia. Hậu vệ bên phía Slovenia dường như có tác động đẩy từ phía sau, khiến ngôi sao của Al Nassr ngã xuống sân. Dù vậy, trọng tài chính Irfan Peljto lại không cho Bồ Đào Nha được hưởng quả phạt đền.

Ronaldo nổi nóng đòi 2 quả 11m cho Bồ Đào Nha nhưng giao hữu làm gì có VAR-430372
Ronaldo nổi nóng đòi 2 quả 11m cho Bồ Đào Nha. Ảnh: Internet

Trên mạng xã hội, người dùng cảm thấy rất bức xúc, cho rằng Ronaldo và các đồng đội đã bị “đánh cắp” một quả penalty. Thực tế, khó có thể trách trọng tài chính người Bosnia là Peljto. Ông không theo được pha bóng này. Ngoài ra vì không có VAR nên trọng tài cũng không nhận được sự tư vấn cần thiết để có thể xem lại tình huống gây tranh cãi trên.

Ronaldo tiếc vì trọng tài bỏ qua những quả 11m của ĐT Bồ Đào Nha – Ảnh: Getty

Nếu trọng tài thổi phạt đền, Bồ Đào Nha chưa chắc thua trắng trước Slovenia và họ thậm chí có thể tạo ra cú lội ngược dòng trong phần còn lại. Dù sao, đó cũng chỉ là câu chuyện giả sử, chẳng hạn như…Trước Slovenia, Ronaldo chơi trọn vẹn 90 phút, tung ra 2 cú sút và 1 đi trúng đích. Siêu sao 39 tuổi thực hiện thành công một pha rê dắt qua người, đạt tỷ lệ chuyền bóng chính xác 87%, có 1 đường chuyền mở ra cơ hội.

Tuyển Bồ Đào Nha chơi không tệ trước Slovenia. Tuy nhiên, đoàn quân của HLV Roberto Martinez lại gặp vấn đề trong việc biến thời lượng kiểm soát bóng thành những cơ hội. Họ dứt điểm nhiều hơn đối phương (10 so với 8) nhưng lại sút trúng đích rất ít (2 so với 4) và có số lần sút ra ngoài cũng gần gấp đôi đối phương (7 so với 2). Đây rõ ràng là hệ quả của việc ông Martinez quá tự tin vào lực lượng đang có và cũng quá tin vào Ronaldo.

Khi Ronaldo là gánh nặng

Chúng ta hãy so sánh đội hình ra sân ở trận Bồ Đào Nha thắng Thụy Điển. Ngày đó, Ronaldo đang bơi lội tung tăng ở Biển Đỏ cùng gia đình còn 11 cái tên đá chính gồm Rui Patricio, Semedo, Pepe, Dias, Mendes, Palhinha, Bruno Fernandes, Nunes, Bernardo Silva, Leao, Ramos. Ngày hôm đó, 3 cầu thủ đá chính của Bồ Đào Nha nơi hàng công là Bernardo Silva – Leao – Ramos.

Điểm khó lường của 3 anh chàng này là họ chịu di chuyển, sẵn sàng pressing ngay từ trong vòng cấm của đối phương và rất sẵn lòng lui về phòng thủ. Do đó, Bồ Đào Nha luôn rất dễ dàng trong việc triển khai bóng còn hàng thủ đối phương thì hầu như “mù tịt” trong việc bắt người. Kết quả, cả 3 cùng ghi bàn và Thụy Điển thua trận 2-5 trước Bồ Đào Nha.

Ngay sau đó, Martinez đưa ra quyết định mà ít đồng nghiệp nào dám làm, đó là cho tới 8 ngôi sao rời ĐTQG để về lại CLB sớm gồm Bernardo Silva, Ruben Dias, Joao Palhinha, Nelson Semedo, Toti Gomes, Rafael Leão, Bruno Fernandes và Goncalo Ramos. Có lẽ, Martinez quá tin vào phần còn lại và kèm theo sự trở lại của Ronaldo.

Ronaldo bây giờ không còn linh hoạt như trước – Ảnh: Getty

Đội hình Bồ Đào Nha khi gặp Slovenia thực tế vẫn được đánh giá rất cao và khiến đội chủ nhà phải dè chừng. Những Costa, Pereira, Pepe, Inacio, Dalot, Neves, Vitinha, Cancelo, Otavio, Felix đủ sức để khiến mọi hàng thủ phải tan chảy. Nhưng không, thật lạ khi Bồ Đào Nha với những cầu thủ giàu kinh nghiệm như Pepe, Dalot lại chơi rất tệ và khiến đội nhà bị thủng lưới. Tuyến giữa không cầm được bóng nên phía trên Felix hay Ronaldo hầu như không thể phối hợp chứ chưa nói tạo ra cơ hội về phía cầu môn Slovenia.

Nhưng người ta cũng chỉ ra rằng, chính Ronaldo cũng là một trong những nguyên nhân khiến Bồ Đào Nha bại trận. Những cầu thủ hiện tại của Bồ Đào Nha đang quen với lối chơi tập thể. Nói nôm na là cùng lên cùng tiến chứ không phải 9 người họ làm thay nhiệm vụ của người khác. Với việc CR7 đá cắm, Bồ Đào Nha đã đánh mất đi sự linh hoạt trong lối chơi, khiến họ dễ dàng bị đối thủ bắt bài.

Mà đây không phải là lần đầu, người ta nhìn thấy vấn đề này. Nó từng xảy ra ở rất nhiều năm trước và rõ ràng nhất là tại World Cup 2022 vừa qua làm HLV Fernando Santos – khi đó còn nắm quyền cũng phải đẩy Ronaldo lên ghế dự bị. Giờ là lúc, Martinez mạnh tay hơn  bởi nếu ông cứ yêu chiều Ronaldo thì cửa để Bồ Đào Nha vô địch EURO 2024 sẽ rất hẹp.

Martinez nên mạnh tay cho Ronaldo dự bị – Ảnh: Getty

Đương nhiên Ronaldo có thể lập luận nếu Bồ Đào Nha tung ra đội hình tối ưu thì chắc gì anh khổ sở thế? Liệu có đúng? Có thể nhưng vẫn không phải 100%.  Xin trích 1 câu nói của Solsa về việc MU thay đổi và khổ sở như thế nào khi tái hợp với Ronaldo cách đây vài năm: “Khi bạn kiểm soát bóng, sự hiện diện của Ronaldo không tạo ra vấn đề gì. Còn khi anh ấy không gây áp lực cho đối thủ, chúng tôi phải thay đổi một chút về vai trò của các cầu thủ khác so với cách quen thuộc.

MU là một trong những dâng cao đội hình gây sức ép nhiều nhất trước khi Ronaldo đến. Ngày đó, MU quyết định bán Daniel James khi Ronaldo đến. Họ là hai mẫu cầu thủ khác nhau. Tôi cho đó là quyết định đúng vào thời điểm ấy, nhưng hóa ra lại không phải như vậy”.

Với tuyển Bồ Đào Nha, trận thua 0-2 trước Slovenia mới là thất bại đầu tiên của họ dưới thời HLV Roberto Martinez. Tất nhiên, Martinez không quá quan tâm tới thất bại này nhưng thua trước Slovenia sẽ chỉ ra cho ông rất nhiều vấn đề cần phải cải thiện và xử lý.

Họ còn ba trận giao hữu Phần Lan, Croatia và CH Ireland đầu tháng 6, trước khi dự VCK EURO 2024 tại Đức. Đó có thể là lúc Martinez tìm được cho mình một đội hình thiện chiến và đủ sức chinh phục mọi giải đấu cũng như giải xong “bài toán” Ronaldo trước khi bước vào những trận đấu ở bảng F với CH Czech, Thổ Nhĩ Kỳ và Georgia.

Theo dõi Thethao247 trên
Bán kết
participant
Wales
4
participant
Phần Lan
1
participant
Ba Lan
5
participant
Estonia
1
participant
Bosnia & Herzegovina
1
participant
Ukraine
2
participant
Israel
1
participant
Iceland
4
participant
Georgia
2
participant
Luxembourg
0
participant
Hy Lạp
5
participant
Kazakhstan
0
Chung kết
participant
Wales
0
participant
Ba Lan
1
participant
Ukraine
2
participant
Iceland
1
participant
Georgia
1
participant
Hy Lạp
0
Vòng 1/8
participant
Tây Ban Nha
4
participant
Georgia
1
participant
Đức
2
participant
Đan Mạch
0
participant
Bồ Đào Nha
1
participant
Slovenia
0
participant
Pháp
1
participant
Bỉ
0
participant
Romania
0
participant
Hà Lan
3
participant
Áo
1
participant
Thổ N. K.
2
participant
Anh
2
participant
Slovakia
1
participant
Thụy Sĩ
2
participant
Ý
0
Tứ kết
participant
Tây Ban Nha
2
participant
Đức
1
participant
Bồ Đào Nha
0
participant
Pháp
1
participant
Hà Lan
2
participant
Thổ N. K.
1
participant
Anh
2
participant
Thụy Sĩ
1
Bán kết
participant
Tây Ban Nha
2
participant
Pháp
1
participant
Hà Lan
1
participant
Anh
2
Chung kết
participant
Tây Ban Nha
2
participant
Anh
1
Bảng A TR T H B HS Đ
1 Đức 3 2 1 0 6 7
2 Thụy Sĩ 3 1 2 0 2 5
3 Hungary 3 1 0 2 -3 3
4 Scotland 3 0 1 2 -5 1
  • Lọt vào (vòng tiếp theo) - Euro (Play Offs: Vòng 1/8)
  • Bảng xếp hạng các đội đứng thứ 3
Bảng B TR T H B HS Đ
1 Tây Ban Nha 3 3 0 0 5 9
2 Ý 3 1 1 1 0 4
3 Croatia 3 0 2 1 -3 2
4 Albania 3 0 1 2 -2 1
  • Lọt vào (vòng tiếp theo) - Euro (Play Offs: Vòng 1/8)
  • Bảng xếp hạng các đội đứng thứ 3
Bảng C TR T H B HS Đ
1 Anh 3 1 2 0 1 5
2 Đan Mạch 3 0 3 0 0 3
3 Slovenia 3 0 3 0 0 3
4 Serbia 3 0 2 1 -1 2
  • Lọt vào (vòng tiếp theo) - Euro (Play Offs: Vòng 1/8)
  • Bảng xếp hạng các đội đứng thứ 3
Bảng D TR T H B HS Đ
1 Áo 3 2 0 1 2 6
2 Pháp 3 1 2 0 1 5
3 Hà Lan 3 1 1 1 0 4
4 Ba Lan 3 0 1 2 -3 1
  • Lọt vào (vòng tiếp theo) - Euro (Play Offs: Vòng 1/8)
  • Bảng xếp hạng các đội đứng thứ 3
Bảng E TR T H B HS Đ
1 Romania 3 1 1 1 1 4
2 Bỉ 3 1 1 1 1 4
3 Slovakia 3 1 1 1 0 4
4 Ukraine 3 1 1 1 -2 4
  • Lọt vào (vòng tiếp theo) - Euro (Play Offs: Vòng 1/8)
  • Bảng xếp hạng các đội đứng thứ 3
Bảng F TR T H B HS Đ
1 Bồ Đào Nha 3 2 0 1 2 6
2 Thổ N. K. 3 2 0 1 0 6
3 Georgia 3 1 1 1 0 4
4 Cộng hòa Séc 3 0 1 2 -2 1
  • Lọt vào (vòng tiếp theo) - Euro (Play Offs: Vòng 1/8)
  • Bảng xếp hạng các đội đứng thứ 3
BXH đội thứ 3 TR T H B HS Đ
1 Hà Lan 3 1 1 1 0 4
2 Georgia 3 1 1 1 0 4
3 Slovakia 3 1 1 1 0 4
4 Slovenia 3 0 3 0 0 3
5 Hungary 3 1 0 2 -3 3
6 Croatia 3 0 2 1 -3 2
  • Lọt vào (vòng tiếp theo) - Euro (Play Offs: Vòng 1/8)
  • Bảng xếp hạng các đội đứng thứ 3
  • Nếu các đội bằng điểm nhau vào cuối mùa giải, việc xếp hạng sẽ dựa vào thành tích đối đầu. Nếu các đội bằng điểm nhau vào cuối mùa giải, việc xếp hạng sẽ dựa vào thành tích đối đầu.
Tin liên quan