Võ sĩ quyền anh người Algeria - Imane Khelif đã dập tan những tranh cãi sau khi lọt vào bán kết hạng cân 66kg nữ tại Olympic Paris 2024.
Võ sĩ quyền anh người Algeria - Imane Khelif đã có màn trình diễn xuất sắc trong trận tứ kết hạng cân 66kg gặp Anna Luca Hamori của Hungary khi giành chiến thắng cả ba hiệp một cách thuyết phục.
Cô sẽ đối đầu với Janjaem Suwannapheng của Thái Lan ở trận bán kết vào ngày 6/8, nhưng dù kết quả của trận đấu đó như thế nào, cô cũng đã chắc chắn giành được ít nhất một huy chương đồng.
Sau chiến thắng trước Hamori, Khelif đã tràn ngập nước mắt vui sướng khi rời khỏi sàn đấu. Trong những lời nói duy nhất với các phóng viên ở Paris, tay đấm người Algeria khẳng định đanh thép: "Tôi là phụ nữ và sẽ mãi mãi là phụ nữ".
Sự xuất hiện của Imane Khelif tại Olympic Paris đã gặp phải nhiều tranh cãi sau khi cô bị loại khỏi Giải vô địch quyền anh thế giới năm ngoái vì không tuân thủ các quy định về giới tính của Hiệp hội Quyền anh Quốc tế (IBA).
Vận động viên 25 tuổi luôn thi đấu ở hạng mục quyền anh nữ và đã xác định là nữ từ khi sinh ra. Hiệp hội Quyền anh Quốc tế (IBA) cũng không nêu rõ lý do vì sao Khelif và Lin Yu-ting của Đài Loan, người cũng đang thi đấu ở Paris, không đạt các bài kiểm tra đủ điều kiện giới tính, nhưng đã tiếp tục chỉ trích quyết định của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho phép cả hai vận động viên thi đấu ở hạng mục nữ tại Paris.
Cả Khelif và Lin đều thi đấu tại Olympic Tokyo ba năm trước nhưng không giành được huy chương. Lần xuất hiện đầu tiên của Khelif tại Thế vận hội mùa hè năm nay cũng gây ra tranh cãi sau khi đối thủ của cô, Angela Carini bỏ cuộc sau chỉ 46 giây.
Carini nhận một cú đấm mạnh từ Khelif trong những pha trao đổi chiêu thức đầu tiên. Võ sĩ người Ý quay trở lại góc đài và nói với huấn luyện viên của mình rằng "điều này không công bằng".
Sau khi tay của Khelif được giơ lên để công nhận chiến thắng, Carini từ chối bắt tay với vận động viên người Algeria và khóc giữa sàn đấu. Carini sau đó đã xin lỗi vì hành động không tôn trọng đối thủ của mình.
"Tất cả những tranh cãi này làm tôi buồn", Carini nói với tờ báo Ý Gazzetta dello Sport. "Tôi cũng xin lỗi đối thủ của mình. Nếu IOC nói cô ấy có thể thi đấu, tôi tôn trọng quyết định đó."
TT | Quốc gia | Tổng | |||
---|---|---|---|---|---|
1 | Mỹ | 40 | 44 | 42 | 126 |
2 | Trung Quốc | 40 | 27 | 24 | 91 |
3 | Nhật Bản | 20 | 12 | 13 | 45 |
4 | Úc | 18 | 19 | 17 | 54 |
5 | … | ||||
35 | Philippines | 2 | 0 | 2 | 4 |
37 | Indonesia | 2 | 0 | 1 | 3 |
44 | Thái Lan | 1 | 3 | 2 | 6 |
80 | Malaysia | 0 | 0 | 2 | 2 |
? | Việt Nam | 0 | 0 | 0 | 0 |